A5 Sieu Nhan (2006-2010)
Hãy đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia vào 4rum của A5 family nhé....!
A5 Sieu Nhan (2006-2010)
Hãy đăng nhập hoặc đăng kí để tham gia vào 4rum của A5 family nhé....!
A5 Sieu Nhan (2006-2010)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
A5 Sieu Nhan (2006-2010)

39 thanh vien A5 mau mau ho^i tu. du?....!
 
Trang ChínhPortalLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 Sang Thu - hữu thỉnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Quocanh
ModTeam
ModTeam
Quocanh

Tổng số bài gửi : 26
Join date : 27/05/2010
Đến từ : a5 family

Sang Thu - hữu thỉnh _
Bài gửiTiêu đề: Sang Thu - hữu thỉnh   Sang Thu - hữu thỉnh Icon_minitimeFri Jun 04, 2010 2:05 am

Sang thu

Các dạng đề:

ĐỀ 1: Cấu trúc bài thơ phát triển theo thời gian không? Hãy cho biết mạch của bài thơ phát triển theo hướng nào

Bài thơ ko cấu trúc theo mạch thời gian mà mạch thơ phát triển theo những cảm nhận tinh tế sự quan sát và suy ngẫm của nhà thơ,bắt đầu từ khổ thơ thứ nhất Hữu Thỉnh nhìn thấy những gì gần gũi nhất từ hương ổi trong vườn, từ khói sương đầu ngõ. Khổ 2 nhà thơ nhìn thấy song nước, bầu trời. Và khổ 3 là những hiện tượng thiên nhiên : mưa nắng, sấm vơi dần.

ĐỀ 2: Phân tích tự cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những tín hiệu thu về ở khổ thơ 1 bằng 1 đoạn văn khoảng 8 câu.

Đọc “sang thu” của Hữu Thỉnh ta như đc sống lại những giây phút giao mùa tinh tế đầy ý vị. Ở khổ thơ thứ nhất “…” mùa thu đến thật bất ngờ với hương ổi thơm nồng nàn và cái se lạnh của làn gió đang lan tỏa trong không gian nơi đường thôn ngõ xóm “(2 câu đầu)”. Chỉ một chữ “phả” cũng gợi lên đc mùi thơm của hương ổi chin, nó sánh lại bải hương đậm 1 phần mà nó còn sánh lại bởi cái se lạnh của làn gió đầu mùa thu. Hữu Thỉnh đã cảm nhận thu về bằng cả khứu giác, xúc giác, tín hiệu ấy còn đc cảm nhận bằng thị giác rất linh hoạt “sương chùng chình qua ngõ”, sương thu đang giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. Ở đây tác giả đã dung biện pháp nghệ thuật nhân hóa nên ta có cảm giác sương thu như cố ý đi chậm lại, quấn quít quên ngõ xóm, đường làng và “chùng chình” chính là sự lưu luyến, ngập ngừng, bịn rịn. Còn cái ngõ thấm đẫm hương ổi chín ấy vừa là ngõ thực, vừa là ngõ thời gian giữa hai mùa. Từ “hình như” ở cuối bài thơ cho ta thấy cảm xúc xao xuyến, ngỡ ngàng của nhà thơ trước cảnh đất trời sang thu. Do đó câu thơ như lời tự hỏi mình, mà cũng giống như sự xuất hiện của mùa thu. Quả thật, bằng những cảm nhận tinh tế với hình ảnh giàu sức biểu cảm, Hữu Thình như đưa ta chìm đắm giữa khoảnh khắc giao mùa thiêng liêng.

ĐỀ 3: Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đám mây mùa hạ trong khổ thơ thứ 2.

Ở khổ thơ thứ 2 bài “sang thu”, nếu ở hai câu đầu có sự vội vã của cánh chim- cái vội vã mới chớm, mới bắt đầu thì hai câu thơ tiếp theo không khí thu vẫn còn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi, lâng lâng. Qua hình ảnh “có đám mây…sang thu”, đám mây mùa hạ xuất hiện với sự thảnh thơi, duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Cảm giác giao mùa đc diễn tả 1 cạch thi vị, thiên nhiên đc nhân hóa như có dáng điệu, linh hồn, tình cảm. Đám mây như một dải lụa, một tấm khăn voan trên bầu trời nửa đag vào hạ, nửa đã ngả dần sang mùa thu. Đây là một chi tiết tả thực, hình ảnh đám mây là thực nhưng ranh giới giữa hai mùa là hư, và đó cũng chính là tưởng tượng vừa mới mẻ, vừa lạ lung của tác giả, nó là một sáng tạo trong thơ ca, nó giúp chúng ta hình dung đc đám mây mùa hạ nhuốm dần sắc thu, cảnh trở nên có hồn khiến người đọc cảm nhận đc không gian, thời gian lúc chuyển mùa. Và đó cũng chính là cảm giác say sưa của tác giả trước thiên nhiên, đất trời sang thu.

ĐỀ 4: Hãy lí giải tại sao cả bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh chỉ có một dấu chấm duy nhất ở cuối bài.

Đây chính là dụng ý của bài thơ, bởi tác giả muốn tạo sự liền mạch, sự vận động của cảnh vật trong mạch cảm xúc. Từ “ngỡ ngàng” đến rung động và suy nghĩ trước những biến chuyển nhẹ nhàng của thiên nhiên, đất trời trong khoảng khắc giao mùa từ hạ sang thu.

ĐỀ 5: Em hiểu như thế nào về 2 câu thơ cuối bài “sấm cũng … đứng tuổi”

Ở khổ thơ cuối, mùa thu đc kết thúc bằng sự đón nhận, bằng kinh nghiệm và sự suy ngẫm “Sấm cũng … đứng tuổi” . Hình ảnh này thật độc đáo và giàu ý nghĩa liên tưởng. Câu thơ trước hết mang ý nghĩa tả thực: sấm là hiện tượng tự nhiên thường xuất hiện bất ngời đi liền với những cơn mưa rào mùa hạ. Sang thu sấm và mưa nhỏ dần không đủ làm lay động những hàng cây đã bao mùa thay lá. Còn hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên không còn bị giật mình bất ngời bởi tiếng sấm mùa hè nữa.
Với nghĩa ẩn dụ từ hình ảnh thiên nhiên tác giả đi dần vào những phút suy tư chiêm nghiệm. Sấm phải chăng là những vang động bất ngờ của ngoại cảnh còn hàng cây đứng tuổi là một ẩn dụ tượng trưng cho những con người đầy kinh nghiệm đã từng trải qua những khó khăn, thử thách của cuộc đời. Và khi họ đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh, những thử thách của cuộc đời. Tác giả đã từ những cảnh vật mà gợi ra những suy ngẫm sâu xa, kín đáo về cuộc đời. Vì vậy, 2 câu thơ cuối không chỉ là cảnh sang thu mà còn chất chứa những sụy nghĩ, chiêm nghiệm về con người. Đất trời sang thu khiến lòng người cũng bâng khuâng cảm xúc, gợi bao nhiêu suy ngẫm sâu xa về đời người lúc sang thu
Về Đầu Trang Go down
 

Sang Thu - hữu thỉnh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
A5 Sieu Nhan (2006-2010) :: kien thuc :: Các môn học :: Văn - Sử - Địa-
Create a forum on Forumotion | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất